Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến đổi, đổi mới sáng tạo trở thành chìa khóa giúp doanh nghiệp, tổ chức và quốc gia phát triển bền vững. Việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn tạo ra những giá trị mới, tối ưu hóa quy trình và thích ứng linh hoạt với thay đổi.
Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, với Mục tiêu chính của Nghị quyết 57 là xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển, Nghị quyết đã nêu “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc”
Mặt khác, tiêu chuẩn hóa là một hoạt động mang lại nhiều lợi ích to lớn, mục đích của tiêu chuẩn hóa nhằm vào việc quản lý, thực hiện góp phần xây dựng hệ thống toàn diện hơn. Đối với mục tiêu “đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” không thể không nhắc đến sự cần thiết áp dụng Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 – Tiêu Chuẩn Quản Lý Đổi Mới Sáng Tạo do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành.
Công ty Lọc học hóa dầu Bình Sơn (BSR) là đơn vị tiên phong trong triển khai ISO 56000
(Ảnh Ahead triển khai tại BSR)
Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn ISO 56000
ISO 56000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển, nhằm cung cấp hướng dẫn và yêu cầu để xây dựng và quản lý hệ thống đổi mới sáng tạo (Innovation Management System – IMS) trong các tổ chức.
Bộ tiêu chuẩn này giúp các tổ chức thiết lập một cách tiếp cận có hệ thống đối với đổi mới, từ việc xác định cơ hội, quản lý ý tưởng, triển khai sáng kiến đổi mới đến đo lường hiệu quả và cải tiến liên tục.
Đào tạo đổi mới sáng tạo theo ISO 56000 tại tỉnh Đồng Tháp
Mục tiêu của ISO 56000:
- Thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo trong tổ chức.
- Tạo ra giá trị bền vững từ các sáng kiến đổi mới.
- Hỗ trợ quản lý đổi mới một cách có hệ thống thay vì dựa trên cảm hứng hoặc sự may mắn.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua đổi mới sản phẩm, dịch vụ, quy trình và mô hình kinh doanh.
- Cải thiện khả năng hợp tác và huy động nguồn lực cho đổi mới.
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 bao gồm nhiều phần, mỗi phần tập trung vào một khía cạnh cụ thể của quản lý đổi mới:
Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 Quản lý đổi mới sáng tạo – Từ vựng và nguyên tắc cơ bản
- Từ vựng cho quản lý đổi mới
- Thiết lập các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của quản lý đổi mới
Tiêu chuẩn ISO 56001:2024 Hệ thống quản lý đổi mới - Yêu cầu (Innovation Management System - IMS)
- Yêu cầu của IMS
- Xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo. Đồng thời thiết lập các quá trình hỗ trợ cần thiết để đạt được kết quả mong muốn.
Tiêu chuẩn ISO 56002:2019 Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn
- Hướng dẫn việc thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục IMS
Tiêu chuẩn ISO ISO 56003:2019 Quản lý đổi mới – Công cụ và phương pháp đối với quan hệ đối tác đổi mới
- Hướng dẫn cách lập kế hoạch, chuẩn bị và tham gia vào các quan hệ đối tác đổi mới bên ngoài ở cấp độ dự án, chương trình hoặc sang kiến
Tiêu chuẩn ISO/TR 56004:2019 Đánh giá quản lý đổi mới - Hướng dẫn
- Hướng dẫn cách lựa chọn, chuẩn bị, tiến hành, đo lường và cải thiện đánh giá quản lý đổi mới
Tiêu chuẩn ISO 56005:2020 Quản lý đổi mới - Quản lý tài sản trí tuệ
- Hướng dẫn cách quản lý tài sản trí tuệ trong suốt quá trình đổi mới và phát triển sáng kiến đổi mới
Tiêu chuẩn ISO 56006:2021 Quản lý đổi mới - Quản lý chiến lược thông minh
- Hướng dẫn cách thiết lập và hỗ trợ các hoạt động tình báo chiến lược về giám sát liên tục, phổ biến thông tin tình báo
Tiêu chuẩn ISO 56007:2023 Quản lý đổi mới - Công cụ và phương pháp quản lý ý tưởng
- Hướng dẫn cách quản lý các cơ hội và ý tưởng một cách có hệ thống để hiện thực hóa giá trị từ các hoạt động đổi mới và đưa ra quyết định
Tiêu chuẩn ISO 56008:2024 Quản lý đổi mới - Công cụ và phương pháp đo lường hoạt động đổi mới
- Hướng dẫn cách phát triển, xác định, triển khai, đánh giá và cải tiến các phép đo cần thiết để quản lý hiệu quả các sang kiến đổi mới
Tiêu chuẩn ISO 56010:2023 Quản lý đổi mới – Ví dụ minh họa
- Cung cấp các khái niệm thiết yếu trong quản lý đổi mới
Đối tượng áp dụng ISO 56000
Bộ tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, bao gồm:
- Các tập đoàn lớn;
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Các cơ quan tổ chức nhà nước;
- Trường đại học, viện nghiên cứu;
- Tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ, …
Lợi ích của việc áp dụng ISO 56000
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 56000 giúp tổ chức:
Tăng cường năng lực đổi mới
- Giúp doanh nghiệp thiết lập một hệ thống quản lý đổi mới hiệu quả.
- Định hướng và thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo trong tổ chức.
- Khuyến khích tư duy sáng tạo và cải tiến liên tục.
Cải thiện hiệu suất và lợi thế cạnh tranh
- Giúp tổ chức tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới có giá trị cao hơn.
- Tăng khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và công nghệ.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua đổi mới quy trình, mô hình kinh doanh.
Hỗ trợ quản lý rủi ro trong đổi mới
- Xác định và kiểm soát các rủi ro liên quan đến đổi mới.
- Tối ưu hóa nguồn lực, tránh lãng phí trong quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D).
Thúc đẩy hợp tác và phát triển bền vững
- Cải thiện khả năng hợp tác với các bên liên quan (khách hàng, đối tác, nhà cung cấp).
- Giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế về đổi mới.
Tăng cơ hội nhận đầu tư và hỗ trợ
- Doanh nghiệp có hệ thống quản lý đổi mới tốt sẽ dễ thu hút đầu tư hơn.
- Tạo điều kiện để nhận hỗ trợ từ chính phủ, quỹ đầu tư và các chương trình khuyến khích đổi mới.
*Liên hệ để được tư vấn và chứng nhận:
Ms. Mỹ Hạnh: 0935.516.518
Ms. Hải Trường: 0986.077.845
*Văn phòng AHEAD:
Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.