Tiêu chuẩn và khung báo cáo ESG

   CÁC KHUNG BÁO CÁO ESG PHỔ BIẾN MÀ DOANH NGHIỆP NÊN BIẾT

Trong bối cảnh toàn cầu ngày càng quan tâm đến phát triển bền vững, các tiêu chuẩn và khung báo cáo ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao tính minh bạch, quản lý rủi ro và thu hút nhà đầu tư. Những khung báo cáo hàng đầu như GRI, SASB, TCFD, CDSB, IR và IFRS cung cấp các hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ doanh nghiệp đo lường, công bố và cải thiện hiệu suất bền vững. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp lý mà còn tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và xây dựng lòng tin với các bên liên quan.

1. SASB - Sustainability Accounting Standards Boar

SASB - Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Bền vững là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2011 bởi Jean Rogers, với mục tiêu phát triển các chuẩn mực kế toán bền vững. SASB đã công bố 77 tiêu chuẩn cụ thể theo từng ngành, đóng vai trò là bộ chủ đề và số liệu tài chính về tính bền vững, có khả năng và tiềm năng áp dụng cho bất kỳ công ty nào, trong bất kỳ ngành nghề nào. Trung bình, mỗi tiêu chuẩn bao gồm sáu chủ đề công bố và 13 số liệu kế toán, giúp nhận diện các nhân tố phát triển bền vững có thể tác động lớn đến điều kiện tài chính và hiệu quả vận hành của doanh nghiệp.

Nhận dạng các nhân tố phát triển bền vững có khả năng tác động lớn đến kiều kiện tài chính và hiệu suất vận hành của doanh nghiệp.

2. CDP - Carbon Disclosure Project

CDP là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về tác động môi trường toàn cầu, cung cấp nền tảng cho các công ty, thành phố để báo cáo thông tin liên quan đến khí hậu, nạn phá rừng và an toàn nguồn nước. CDP cung cấp cho các tổ chức các bảng câu hỏi theo từng chủ đề môi trường (biến đổi khí hậu, nước và rừng). Tuy nhiên, CDP không phải là công cụ để xác định tính quan trọng về mặt tài chính; thay vào đó, mỗi bảng câu hỏi bao gồm những câu hỏi chung kết hợp với các câu hỏi cụ thể theo từng ngành, nhằm tập trung vào các ngành có tác động cao.

3. CDSB - Climate Disclosure Standards Board

Hội đồng Tiêu chuẩn Công bố Khí hậu (CDSB) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động để cung cấp một khuôn khổ cho các công ty để công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu của họ theo cách rõ ràng, nhất quán và hữu ích cho quyết định.

Khung CDSB đã trải qua nhiều lần sửa đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng và đảm bảo khả năng áp dụng rộng rãi. Năm 2015, Khung CDSB dành cho báo cáo thông tin về môi trường và biến đổi khí hậu đã được công bố; năm 2022, Khung CDSB dành cho báo cáo thông tin về môi trường và xã hội cũng được công bố.

Khung này bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo đảm bảo thông tin được báo cáo hữu ích cho quyết định của nhà đầu tư, chính xác và đầy đủ, đồng thời hỗ trợ các hoạt động đảm bảo. Các nguyên tắc này được áp dụng trong việc xác định, chuẩn bị và trình bày tất cả thông tin về môi trường và xã hội được báo cáo theo yêu cầu báo cáo.

Yêu cầu báo cáo của Khung CDSB quy định rõ ràng các thông tin về môi trường và xã hội cần được công bố trong các báo cáo chính thống dành cho nhà đầu tư. Các yêu cầu này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn báo cáo hiện hành và các ý kiến đóng góp của CDSB nhằm lấp đầy những khoảng trống hiện có. Chúng bao gồm các khía cạnh về chính sách và chiến lược của tổ chức, rủi ro và cơ hội, quản trị, kết quả và hiệu suất, triển vọng tương lai cũng như các yêu cầu về sự phù hợp. Đồng thời, CDSB cũng thừa nhận rằng mức độ tuân thủ của các tổ chức có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố cụ thể.

4. TCFD - Task Force on Climate-related Financial Disclosures

TCFD -  Lực lượng đặc nhiệm về công bố thông tin tài chính liên quan đến khí hậu là một khuôn khổ hướng dẫn, thiết lập các nguyên tắc chung về cách các công ty và tổ chức khác nên cung cấp thông tin liên quan đến rủi ro và cơ hội phát sinh từ biến đổi khí hậu. TCFD cung cấp 11 khuyến nghị cốt lõi được chia thành bốn trụ cột chính: Quản trị, Chiến lược, Quản lý rủi ro, và Số liệu & Mục tiêu. Các khuyến nghị này nhằm giúp các tổ chức hiểu rõ hơn các thông tin mà thị trường tài chính yêu cầu, từ đó điều chỉnh thông tin công bố của mình để đo lường và ứng phó hiệu quả với các rủi ro về biến đổi khí hậu.

5. GRI - Global Reporting Initiative 

GRI - Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu là một tổ chức tiêu chuẩn độc lập quốc tế giúp các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác hiểu và truyền đạt tác động của họ đối với các vấn đề như biến đổi khí hậu, nhân quyền và tham nhũng. GRI cung cấp các tiêu chuẩn báo cáo phát triển bền vững được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

GRI cung cấp một khung tiêu chuẩn toàn diện để báo cáo về hiệu suất ESG của một tổ chức.  Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách thức thu thập  thông tin cho từng chủ đề, bao gồm thông tin nào cần đưa vào, cách đo lường và báo cáo về hiệu suất, cũng như cách đảm bảo tính minh bạch và chính xác. Truyền đạt tác động của doanh nghiệp liên quan đến chủ đề trọng yếu trong phát triển bền vững.

6. IFRS -  International Financial Reporting Standards

IFRS là một bộ quy tắc kế toán cho báo cáo tài chính của các công ty đại chúng nhằm mục đích đảm bảo tính nhất quán, minh bạch và dễ dàng so sánh trên toàn thế giới.

IFRS nêu chi tiết cách các công ty phải duy trì hồ sơ và báo cáo chi phí và thu nhập của mình. Chúng được thiết lập để tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung có thể được hiểu trên toàn cầu bởi các nhà đầu tư, kiểm toán viên, cơ quan quản lý nhà nước và các bên quan tâm khác. Tạo đường cơ sở cho công bố thông tin phát triển bền vững mà doanh nghiệp phải cung cấp kèm theo báo cáo tài chính.

Bộ chuẩn mực IFRS Sustainability Standards bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

Khí nhà kính và biến đổi khí hậu: Đo lường, báo cáo và ước tính tác động của hoạt động DN đến biến đổi khí hậu và khí nhà kính.

Tài nguyên tự nhiên: Báo cáo về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả quá trình đối phó với thiếu hụt tài nguyên.

Xã hội và quan hệ lao động: Đo lường và báo cáo về tác động của hoạt động kinh doanh đến xã hội và cách DN quản lý quan hệ lao động.

Khía cạnh tài chính và tài sản bền vững: Báo cáo về cách các DN quản lý tài chính và tài sản để đảm bảo tính bền vững.

7. IR -  Integrated Reporting 

IR – Báo cáo tích hợp là một khuôn khổ báo cáo toàn diện nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động của tổ chức thông qua việc tích hợp các thông tin tài chính và phi tài chính vào cùng một báo cáo. IR giúp các bên liên quan nắm bắt được chiến lược, quản trị, hiệu suất và triển vọng của tổ chức, đồng thời thể hiện cách thức các yếu tố này phối hợp để tạo ra giá trị bền vững theo thời gian. Báo cáo tích hợp nhấn mạnh mối liên hệ giữa các dạng vốn khác nhau, bao gồm vốn tài chính, vốn sản xuất, vốn trí tuệ, vốn con người, vốn xã hội và quan hệ, cũng như vốn tự nhiên, từ đó cung cấp một bức tranh tổng quan về bối cảnh hoạt động và giá trị mà tổ chức đang tạo ra. Báo cáo tích hợp còn truyền đạt các nhân tố có ảnh hưởng trọng yếu đến khả năng kiến tạo giá trị của doanh nghiệp theo thời gian

8. Value Reporting Poundation

Quỹ báo cáo giá trị là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu, được thành lập vào tháng 6 năm 2021 thông qua sự hợp nhất giữa Hội đồng Báo cáo Tích hợp Quốc tế (IIRC) và Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Bền vững (SASB). Mục tiêu của VRF là cung cấp một bộ công cụ toàn diện giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển sự hiểu biết chung về giá trị doanh nghiệp—cách thức giá trị được tạo ra, duy trì hoặc suy giảm theo thời gian.

Bộ công cụ của VRF bao gồm:​

Integrated Thinking Principles: Hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp tư duy về giá trị vào chiến lược và hoạt động hàng ngày.​

Integrated Reporting Framework: Cung cấp hướng dẫn về cách tổ chức nên báo cáo về quá trình tạo ra giá trị của họ theo thời gian.​

SASB Standards: Đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể theo ngành để báo cáo các yếu tố bền vững có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.

9. Sustainable Development Goals (Mục tiêu Phát triển Bền vững)

Mục tiêu Phát triển Bền vững là một tập hợp gồm 17 mục tiêu toàn cầu được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2015, nhằm hướng tới việc chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030.

Dưới đây là danh sách 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững:

Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn, phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

Mục tiêu 12: Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Mục tiêu 13: Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững.

Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất.

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp.

Mục tiêu 17: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

______________________________________________________________________________________________

Nếu tổ chức còn nhiều vướng mắc trên hành trình lập báo cáo ESG, liên hệ ngay để được AHEAD giải đáp. Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành, cùng đội ngũ chuyên gia nhiệt huyết và chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, chúng tôi cung cấp dịch vụ

◾ Tư vấn soạn thảo báo cáo ESG/ phát triển bền vững theo chuẩn mực và khung về ESG.

◾ Cung cấp độc lập cho các dữ liệu trên báo cáo phát triển bền vững của Quý công ty, tuân theo các tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường như Sáng kiến ​​Báo cáo Toàn cầu (GRI), Kiểm kê phát thải khí nhà kính, CDP, các khung báo cáo của Châu Âu,...

◾ Rà soát và tư vấn các chỉ số ESG được các cổ đông, quý khách hàng và đối tác tin tưởng.

◾ Cung cấp đồng thời nhiều dịch vụ khác như đào tạo, tư vấn, hướng dẫn các tiêu chuẩn kiểm kê khí nhà kính, xếp hạng bền vững của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội, sản phẩm xanh,...

______________________________________________________________________________________________

Hãy để AHEAD tư vấn bạn Lập báo cáo theo Khung báo cáo ESG

Để được hỗ trợ tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận, xin liên hệ với Chúng tôi:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác