GSV – Chương trình đánh giá an ninh toàn cầu

1. Khái niệm GSV

   GSV là cụm từ viết tắt của Global Security Verification- Chương trình đánh giá an ninh toàn cầu. Là một chương trình do Intertek thiết lập để giúp các nhà nhập khẩu cũng như các nhà cung cấp đánh giá các biện pháp an ninh của họ dựa trên các yêu cầu an ninh chuỗi cung ứng quốc tế.

2. Mục tiêu của GSV

   Trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ khủng bố và cướp biển toàn cầu, các Chính phủ và tổ chức hải quan trên toàn thế giới đã thực hiện các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng để đảm bảo dòng chảy thương mại, bảo vệ chống lại các hành động khủng bố và chống buôn bán bất hợp pháp. Trong quá trình thực thi và tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh chuỗi cung ứng quốc tế mới, các doanh nghiệp phải đánh giá được nguồn của chuỗi cung ứng để xác định, giảm thiểu và loại bỏ tất cả các rủi ro bảo mật tiềm ẩn.

   Chứng nhận GSV tích hợp nhiều sáng kiến bảo mật chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm C-TPAT (Chương trình an ninh phối hợp giữa hải quan Mỹ và bảo vệ biên giới để xây dựng an ninh chuỗi cung ứng và biên giới), PIP (Bảo vệ tối đa) và AEO (Chương trình tư nhân ưu tiên).

   Mục tiêu của chương trình GSV là hợp tác với các nhà cung cấp và nhà nhập khẩu trên toàn thế giới để xây dựng một quy trình xác minh bảo mật toàn cầu sẽ mang lại lợi ích cho tất cả những người tham gia bằng cách tăng cường đảm bảo, kiểm soát rủi ro, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

   Chương trình đánh giá an ninh (GSV) được thiết kế để đánh giá một loạt các vấn đề an ninh, theo nhu cầu trọng tâm của doanh nghiệp như:

  • Nhận biết các điểm yếu về an ninh của các nhà cung cấp và giảm thiểu rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế.
  • Phát triển các chương trình an ninh riêng biệt, góp phần xúc tiến việc nhập hàng vào các thị trường khác nhau.
  • Đánh giá quy trình an ninh của các nhà cung cấp ở nước ngoài
  • Đánh giá thực trạng và mức độ hiệu quả của các biện pháp an ninh.
  • Đánh giá mức độ tuân thủ về tiêu chuẩn an ninh của các nhà cung cấp so với các quy định về an ninh của chính phủ hoặc các tiêu chuẩn chung của ngành.
  • Quá trình đánh giá rủi ro khép kín từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng và các giải pháp quản lý.
  • Cung cấp đào tạo nâng cao về an ninh cho các nhà cung cấp nước ngoài
  • Báo cáo tổng hợp các vấn đề về an ninh, các biện pháp an ninh cần thiết dựa trên các tiêu chuẩn riêng của mỗi khách hàng.

3. Phạm vi của GSV

   Phạm vi của chương trình đánh giá GSV bao gồm việc đánh giá toàn diện các yếu tố bảo mật trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất, vấn chuyển cho đến khi hàng hóa đến tau người tiêu dùng.

4. Nội dung đánh giá của chương trình GSV

   Nội dung đánh giá của chương trình GSV bao gồm 12 tiêu chí:

  • Tầm nhìn và trách nhiệm bảo mật (mới).
  • Đánh giá rủi ro.
  • Bảo mật đối tác kinh doanh.
  • An ninh mạng (mới).
  • Chyển tải và các công cụ an ninh giao thông quốc tế.
  • Niêm phong an ninh.
  • Thủ tục an ninh.
  • An ninh công nghiệp (mới).
  • Bảo mật vật lý.
  • Kiểm soát truy cập vật lý.
  • An ninh nhân sự.
  • Giáo dục, đào tạo và nhận thức.

5. Đối tượng sử dụng chương trình GSV

   Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các nhà nhập khẩu, nhà cung cấp và các bên liên quan trên toàn cầu, bất kể khu vực địa lý hay ngành nghề cụ thể. GSV yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật quốc gia nơi họ đang hoạt động, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như: C-TPAT, PIP và AEO.

6. Lợi ích khi sử dụng GSV

Đối với nhà cung cấp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí vì rút bớt được quá trình kiểm tra bảo mật hơn.
  • Giảm thiểu gián đoạn kinh doanh để tập trung vào việc cải thiện hiệu suất.
  • Khẳng định danh tiếng của doanh nghiệp về việc tuân thủ các tiêu chí của chuỗi cung ứng toàn cầu. 
  • Tối đa hóa tiềm năng kinh doanh bằng cách làm việc thông minh hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với các mục tiêu kinh doanh.
  • Cung cấp khả năng thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu hiệu quả cho phép giảm thiểu rủi ro và đưa ra quyết định sáng suốt hơn cho tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng.
  • Giảm sự sai sót khi đánh giá bằng cách cho phép nhà cung cấp chia sẻ báo cáo xác minh của họ với các nhà nhập khẩu khác nhau, cho phép họ ưu tiên các nguồn lực hướng tới việc học hỏi và cải tiến liên tục so với đánh giá lặp lại.
  • Tham gia Chương trình Bảo mật Toàn cầu bao gồm các phương pháp hay nhất từ C-TPAT, PIP & AEO.

Đối với nhà nhập khẩu

  • Giảm thiểu rủi  ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Tạo ra những điều kiện để các nhà nhập khẩu và nhà cung cấp có thể kết hợp các nổ lực vào một nền tảng duy nhất để hợp tác thống nhất.
  • Tăng lơi nhuận và doanh thu.

7. Quy trình tư vấn chứng nhận GSV

Bước 1: Đánh giá ban đầu

  • Khảo sát và đánh giá hệ thống hiện có đối với các Yêu cầu của GSV.
  • Phân tích lỗ hổng và lập kế hoạch cho tài liệu.

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu

  • Thiết kế và phát triển các biểu mẫu, quy trình và thủ tục.
  • Đào tạo và hỗ trợ triển khai.
  • Hỗ trợ tài liệu 100%.

Bước 3: Xác minh hiệu quả

  • Đánh giá nội bộ để xác minh sự tuân thủ trước khi đánh giá cuối cùng.
  • Xem lại hệ thống.

Bước 4: đạt chứng chỉ

  • Kiểm tra / xác minh GSV.
  • Đóng hỗ trợ không phù hợp nếu có.
  • Trao giấy chứng nhận cho tổ chức

______________________________________________________________________________________________

Hãy để AHEAD tư vấn bạn Tiêu chuẩn GSV - Chương trình đánh giá an ninh toàn cầu

Để được hỗ trợ tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận, xin liên hệ với Chúng tôi:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác