EUDR - Quy định của EU về các sản phẩm không gây phá rừng

EUDR là gì?

   Này 13/06/2023, EU đã thông qua Quy định 2023/111 về sản xuất hàng hóa không gây mất rừng (viết tắt là EUDR) nhằm đối phó với tình trạng rừng đang bị tàn phá và suy thoái do hoạt động sản xuất hàng hóa nông nghiệp.

1. Phạm vi ảnh hưởng

   EUDR bao gồm nhiều loại hàng hóa và sản phẩm liên quan đến nạn phá rừng, trực tiếp hoặc gián tiếp. Phạm vi rộng lớn của Quy định có nghĩa là nó không chỉ áp dụng cho nguyên liệu thô mà còn cho hàng hóa thành phẩm có thể chứa những vật liệu này. Dưới đây là các nhóm sản phẩm chịu tác động của quy định này là: đậu nành, gia súc, cọ dầu, gỗ, ca cao, cà phê và cao su. Với phạm vi bao phủ này cho thấy EUDR không chỉ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất sản phẩm chính mà còn ảnh hưởng đến những người tham gia  chế biến, sản xuất và bán lẻ các sản phẩm có nguồn gốc từ những mặt hàng này. Các mặt hàng hàng ngày như sô cô la, giày dép, cà phê, đồ nội thất và thậm chí cả mỹ phẩm có thể phải tuân theo luật này, do đó tác động đến nhiều loại hình doanh nghiệp.

2. Mục tiêu của quy định

  • Tránh việc các sản phẩm được liệt kê mà người châu Âu mua, sử dụng và tiêu thụ góp phần gây ra nạn phá rừng và suy thoái rừng ở EU và trên toàn cầu.
  • Giảm lượng khí thải carbon do tiêu thụ và sản xuất các mặt hàng liên quan của EU gây ra ít nhất 32 triệu tấn mỗi năm.
  • Giải quyết mọi tình trạng phá rừng do mở rộng nông nghiệp để sản xuất các mặt hàng trong phạm vi quản lý, cũng như tình trạng suy thoái rừng.

3. Các yêu cầu chính của EUDR

  Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu các nguyên liệu và sản phẩm thuộc phạm vi của EUDR cần đáp ứng 3 yêu cầu sau:

  • Không gây mất rừng: Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm quy định không gây mất rừng và suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Thông tin địa lý về vùng khai thác và bản đồ rừng tham chiếu sẽ được sử dụng để chứng minh yêu cầu này.
  •  Tuân thủ pháp luật của nước sản xuất: Các quy định pháp luật của nước sản xuất khi sản xuất, cung ứng các sản phẩm này phải được tuân thủ. Các quy định này bao gồm: 

         -   Quyền sử dụng đất.

         -   Bảo vệ môi trường.

         -   Các quy định liên quan đến rừng , bao gồm quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học đối với các khu vực có khai thác gỗ.

          -   Quyền của các bên thứ 3.

          -   Các quyền về lao động.

          -   Các quyền được con người bảo vệ theo pháp luật quốc tế.

          -   Đồng thuận dựa trên nguyên tác tự nguyện, báo trước và cung cấp thông tin ( FPIC), bao gồm như được quy định trong Tuyên bố Liên Hợp Quốc về quyền của người địa phương.

          -   Các quy định về thuế, chống tham những. thương mại và hải quan.

         -   Thực hiện trách nhiệm giải trình: Các cá nhân, tổ chức cung ứng và thương mại các sản phẩm quy định tại EU phải xây dựng Hệ thống trách nhiệm giải trình (DDS) để cung cấp các thông tin liên quan đến các yêu cầu của EUDR.

4. Các việc mà các doanh nghiệp Việt Nam phải làm để đáp ứng với các yêu cầu của EU về việc chống phá rừng

  • Tuân thủ các quy định về chống phá rừng của Việt Nam.
  • Xác minh nguồn gốc gỗ: Doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn gốc của gỗ mua vào bằng cách đảm bảo rằng gỗ được khai thác hợp pháp và không gây ra mất rừng hoặc phá hủy môi trường.
  • Thực hiện hệ thống theo dõi và kiểm soát: Doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống theo dõi và kiểm soát để đảm bảo tính minh bạch của chuỗi cung ứng, từ nguồn gốc của gỗ đến sản phẩm cuối cùng.
  • Tham gia thực hiện , thích ứng với các tiêu chuẩn xanh , phát triển bề vừng như FSC, VFCS/PEFC, SFI, TCVN 5325:1991… để chứng minh rằng sản phẩm gỗ của họ đến từ nguồn gốc bền vững và hợp pháp.
  • Đảm bảo tuân thủ EUDR: Các doanh nghiệp cần tuân thủ Quy định về Gỗ Hợp pháp (EUTR) của EU, bao gồm việc thực hiện các biện pháp kiểm tra và đánh giá tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu.
  • Hợp tác với đối tác đáng tin cậy: Hợp tác với các đối tác cung cấp gỗ đáng tin cậy và có chứng nhận về tính hợp pháp của gỗ để đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững.
  • Gởi hồ sơ và báo cáo đầy đủ: Đảm bảo rằng doanh nghiệp giữ hồ sơ chứng minh nguồn gốc của gỗ và có thể cung cấp báo cá o đầy đủ cho cơ quan quản lý khi cần thiết.

5. Hậu quả của việc không tuân thủ

  • EUDR cấm đưa các sản phẩm không rõ nguồn gốc vào thị trường Châu Âu mà không có sự thẩm định trước theo các yêu cầu của EUDR. Hình phạt đối với việc không tuân thủ sẽ được quy định theo luật pháp quốc gia; tuy nhiên, EUDR quy định rằng các hình phạt có thể bao gồm:
  • Mức phạt tương ứng với thiệt hại về môi trường và giá trị của các mặt hàng (tăng dần khi vi phạm nhiều lần) với mức tối đa ít nhất là 4% doanh thu của EU trong năm trước đó và có thể tăng lên vượt quá lợi ích kinh tế tiềm năng.
  • Tịch thu các sản phẩm được bảo hiểm hoặc tịch thu doanh thu thu được từ các mặt hàng đó.
  • Loại trừ tạm thời trong thời gian tối đa 12 tháng khỏi các quy trình mua sắm công và tài trợ công.
  • Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc lặp đi lặp lại, lệnh cấm tạm thời giao dịch các mặt hàng đó ở EU hoặc cấm sử dụng quy trình thẩm định đơn giản hóa.

Hãy để AHEAD tư vấn bạn theo Quy định của EU về các sản phẩm không gây phá rừng

Để được hỗ trợ tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận, xin liên hệ với Chúng tôi:

  • Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
  • Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

  • Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
  • Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
  • Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác