ESG trong ngành sắt thép

ESG trong ngành sắt thép

    Trong những năm gần đây, áp lực về các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đã trở nên không thể xem nhẹ trong mọi ngành công nghiệp, và ngành thép cũng vậy. Là một trong những vật liệu cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, thép đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình sản xuất thép đòi hỏi sử dụng một lượng lớn tài nguyên và năng lượng, đồng nghĩa với việc tạo ra dấu chân môi trường đáng kể.

     Do đó, các doanh nghiệp thép ngày càng phải đối mặt với áp lực giám sát chặt chẽ về các khía cạnh môi trường, tác động xã hội và hoạt động quản trị. Việc tích hợp các sáng kiến ESG không chỉ giúp các doanh nghiệp cải thiện danh tiếng và uy tín trên thị trường mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phục hồi trước những biến động của thị trường quốc tế – đặc biệt khi phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe như Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) của EU.

    Những công ty thép hàng đầu đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đưa ESG vào chiến lược kinh doanh. Họ không chỉ đầu tư vào công nghệ sạch để giảm lượng khí thải carbon mà còn chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, nâng cao trách nhiệm xã hội và cải thiện hệ thống quản trị nội bộ. Các bước đi này không những giúp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua việc tối ưu hóa chi phí vận hành, giảm rủi ro pháp lý và thu hút nguồn vốn đầu tư bền vững.

1. Thách thức của Ngành Sắt Thép trong Việc Áp Dụng ESG

  • Áp lực từ quy định quốc tế

     CBAM và các tiêu chuẩn môi trường:  Các quy định như Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) của EU đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đòi hỏi giảm thiểu lượng khí thải và phải báo cáo chi tiết các chỉ số ESG. Điều này buộc các doanh nghiệp sắt thép phải nhanh chóng thích nghi và cải tiến công nghệ.

     Chuỗi cung ứng: Đảm bảo tính bền vững của toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nguồn nguyên liệu đến quá trình sản xuất và phân phối, là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng.

  • Rào cản từ thị trường

     Các doanh nghiệp chưa thực hiện ESG một cách đồng bộ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh, đặc biệt khi các thị trường quốc tế ưu tiên đầu tư vào các doanh nghiệp có cam kết phát triển bền vững.

      Rào cản từ chi phí đầu tư và công nghệ

     Việc chuyển đổi từ quy trình sản xuất truyền thống sang các công nghệ giảm phát thải carbon (sản xuất thép bằng H2) đòi hỏi nguồn vốn lớn và đầu tư kỹ thuật hiện đại. Điều này gây áp lực lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Rào cản về kiến thức ESG và chăm sóc người lao động

     Thiếu kiến thức về ESG: Nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống và chưa được đào tạo bài bản về kiểm kê khí nhà kính, gây khó khăn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như GRI, TCFD và đáp ứng yêu cầu từ thị trường quốc tế.

    Chăm sóc người lao động: Đảm bảo điều kiện lao động tốt và chăm sóc cho người lao động là thách thức khi nhiều doanh nghiệp vẫn tập trung vào sản xuất hiệu quả

  • Đo lường, báo cáo và minh bạch thông tin

    Hệ thống báo cáo: Hệ thống quản lý dữ liệu và báo cáo của nhiều doanh nghiệp chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa thông tin của các nhà đầu tư quốc tế.

    Đánh giá tác động: Việc xác định chính xác các chỉ số ESG là thách thức lớn trong ngành thép do quy trình sản xuất phức tạp và nhiều yếu tố tác động.

2. Cơ hội của Ngành Sắt Thép trong Việc Áp Dụng ESG

      Tiếp Cận Thị Trường Quốc Tế: Việc áp dụng ESG giúp các doanh nghiệp thép đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, tăng khả năng tiếp cận thị trường EU và các thị trường khó tính khác thông qua việc tuân thủ Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) của EU.

     Chứng Nhận ResponsibleSteel™: Bộ tiêu chuẩn ESG của ResponsibleSteel™ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sản xuất thép có trách nhiệm, tăng cường uy tín và khả năng cạnh tranh.

     Thương Hiệu Xanh: Áp dụng ESG giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xanh, tăng cường uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

     Cải Thiện Điều Kiện Lao Động: Chăm sóc tốt cho người lao động giúp tăng cường sự gắn kết và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

    Cải thiện hiệu quả vận hành: Việc áp dụng ESG giúp doanh nghiệp tối ưu hoá sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động dài hạn.

     Tăng khả năng thích ứng với biến động: ESG giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng quản trị rủi ro, tăng tính linh hoạt khi đối mặt với biến đổi khí hậu, thay đổi chính sách hoặc nhu cầu thị trường.

3. Các tiêu chuẩn ESG cho ngành sắt thép

  • Môi trường: ISO 14001, GHG Protocol, ISO 5000, ISO 14064
  • Xã hội: SA8000,  Sedex – SMETA, CDP,
  • Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM)
  • Chứng nhận ResponsibleSteel™

Hãy để AHEAD tư vấn bạn về ESG trong ngành sắt thép

Để được hỗ trợ tư vấn và đánh giá cấp giấy chứng nhận, xin liên hệ với Chúng tôi:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác